Hướng dẫn chuẩn bị thư giới thiệu định cư Mỹ diện EB-1A

date 15/07/2021
date 894

Thư giới thiệu, đôi khi còn được gọi thư chứng thực, thư hỗ trợ hoặc thư tham chiếu là một trong những phần quan trọng đối với hồ sơ định cư Mỹ diện EB-1A.

Thư giới thiệu diện EB-1A khác với thư giới thiệu thông thường được sử dụng trong hồ sơ xin việc. Nội dung bức thư cần thể hiện rõ yêu cầu EB-1A cụ thể và lý giải tại sao đương đơn đáp ứng tiêu chí đó. 

Việc chuẩn bị thư giới thiệu một cách kỹ lưỡng giúp bạn thuyết phục các giám định viên USCIS rằng bản thân đáp ứng được một số yêu cầu định cư diện EB-1A.

Nhằm hỗ trợ bạn chuẩn bị tốt phần thư giới thiệu của mình, bài đăng này sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn cá nhân đủ năng lực viết thư, số lượng thư cần có, nội dung thư để có thể làm hồ sơ định cư Mỹ diện Tài năng EB-1A.

Ai đủ khả năng viết thư tham chiếu EB-1A

Những chuyên gia đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chuyên môn là người đủ uy tín để viết thư giới thiệu cho bạn.

Những cá nhân đủ tư cách viết thư được chia ra làm 2 nhóm: 

  • Những người trực tiếp gắn bó và hiểu rõ về đương đơn.
  • Những cá nhân, tổ chức độc lập (không có mối quan hệ ràng buộc với đương đơn) biết đương đơn qua thành tựu của họ i trong lĩnh vực chuyên môn.

Mức độ tin cậy của thư giới thiệu sẽ tùy thuộc vào uy tín và mối quan hệ giữa đương đơn và người viết thư. Thông thường, thư từ cá nhân có thẩm quyền và độc lập sẽ có uy tín cao hơn. Chẳng hạn, một bức thư từ cơ quan chính phủ sẽ đáng tin cậy từ người quản lý của đương đơn.

Những cá nhân, tổ chức độc lập phải thể hiện giữa họ và đương đơn không có bất kỳ hợp tác nghiên cứu nào, họ chỉ biết đương đơn thông qua những thành tích chuyên môn nổi bật. Điều này chứng minh rằng người viết thư không thiên vị, nhằm tăng độ tin cậy.

Dưới đây là một số cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có thể viết thư giới thiệu:

  • Cơ quan chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền;
  • Các tổ chức học thuật hoặc tổ chức đứng đầu trong lĩnh vực chuyên môn;
  • Tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp được công nhận;
  • Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực;
  • Các nhà nghiên cứu, giáo sư hoặc các nhà lãnh đạo ngành đã theo dõi công việc, trích dẫn bài nghiên cứu của đương đơn, mời đương đơn tham gia các hội nghị;
  • Giáo sư, nhà tuyển dụng, người giám sát, cố vấn hoặc các chuyên gia;

Liệu có cần phải có thư tham chiếu từ các chuyên gia tại Mỹ hay không? 

Mặc dù không có quy định về nguồn gốc quốc gia của người viết thư, tuy nhiên tốt nhất bạn nên có ít nhất một số thư từ các chuyên gia ở Mỹ.

Bạn cần bao nhiêu thư giới thiệu EB1A

USCIS không yêu cầu số lượng cụ thể đối với thư giới thiệu để xin thẻ xanh theo diện EB-1A. Thông thường, một bộ hồ sơ định cư Mỹ diện này có trung bình khoảng 5 đến 10 thư giới thiệu, tuy nhiên bạn nên ưu tiên chất lượng hơn số lượng.

Như đã đề cập ở trên, để đầu tư vào chất lượng thư giới thiệu, bạn có thể tìm đến những tổ chức cá nhân độc lập, có uy tín nhờ họ viết thư cho bản thân. Nếu những bức thư giới thiệu mà bạn sở hữu có lập luận chặt chẽ, giải thích được cụ thể về những tiêu chí đủ điều kiện thì dù số lượng thư có thể ít nhưng vẫn đủ thuyết phục.

Văn phong của Thư giới thiệu EB-1A

Một số lưu ý trong ngôn ngữ và văn phong khi viết thư tham chiếu:

  • Văn phong dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích.
  • Nội dung thư cần giải thích chi tiết và đưa ra dẫn chứng cụ thể về những đóng góp của đương đơn trong lĩnh vực và những tác động của các nghiên cứu đó đến đời sống thực tế.
  • Ngôn ngữ có sự đa dạng giữa các bức thư, tránh sử dụng một phong cách ngôn ngữ và một kiểu chữ / phông chữ giống nhau. Viên chức USCIS sẽ nghi ngờ những lá thư bạn gửi không phải do người giới thiệu viết. 
  • Đương đơn có thể chuẩn bị những lập luận chính và công thức được đưa ra trong yêu cầu EB-1A, người giới thiệu sẽ cung cấp những dẫn chứng, lời giải thích dựa trên ngôn ngữ và kiểu chữ của riêng họ.
  • Nếu bạn thuê luật sư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin visa EB-1A, bạn cần lưu ý rằng luật sư của bạn cũng phải quan tâm đến việc chuẩn bị thư. Luật sư phải là người hợp tác chặt chẽ với bạn và người giới thiệu để tạo ra bằng chứng thuyết phục bạn làm mạnh hồ sơ EB-1A.
  • Độ dài của thư giới thiệu EB-1A dao động từ 1 đến 4 trang. Nội dung thư súc tích, ngắn gọn với lập luận chặt chẽ sẽ tốt hơn là một bức thư mơ hồ, dài dòng. Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu.
  • Nếu có dự định nộp hồ sơ EB-2 NIW đồng thời với diện EB-1A, bạn có thể chuẩn bị thư giới thiệu riêng cho diện NIW.
CHUYÊN GIA DI TRÚ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Cấu trúc mẫu thư giới thiệu EB1A

Dưới đây là cấu trúc điển hình của thư tham chiếu EB1A.

Mở đầu

Phần mở đầu bao gồm thông tin của tổ chức cá nhân giới thiệu (thông tin liên hệ như địa chỉ, số điện thoại) và ngày tháng viết thư.

Thông tin về văn phòng hoặc Địa chỉ USCIS

Phần tiếp theo bao gồm thông tin, địa chỉ USCIS và Bộ An ninh Nội địa (Department of Homeland Security, USCIS). Tuy nhiên phần này là không bắt buộc.

Tiêu đề

Thư giới thiệu nên được bắt đầu bằng một tiêu đề nên rõ mục đích chính:

Ví dụ: v/v: Đơn yêu cầu nhập cư (học vị và tên đương đơn), 

v/v: Đơn yêu cầu nhập cư diện khả năng phi thường cho (học vị và tên đương đơn)

Lời chào

Bạn có thể sử dụng lời chào khác nhau trong mỗi thư giới thiệu. Đây là một vài gợi ý:

Trong mỗi bức thư giới thiệu có thể có một lời chào khác nhau, ví dụ: Kính gửi quý ông/quý bà, kính gửi viên chức xuất nhập cảnh, kính gửi Giám định viên USCIS, v.v.

Giới thiệu

Người giới thiệu có thể bắt đầu thư bằng lời giải thích đơn giản về lý do họ viết thư, ví dụ:

Tôi viết thư này với tư cách là người tham chiếu của [tên và học vị của đương đơn].

Nêu tóm tắt tổng quan về đương đơn: (tên và chức vụ, học vị đương đơn) đã có nhiều đóng góp đáng kể về tiên phong trong lĩnh vực…

Thông tin chi tiết về người giới thiệu

Người giới thiệu cần nêu rõ họ là ai, trình độ chuyên môn như thế nào để có thể thuyết phục được USCIS rằng họ có đủ trình độ để đánh giá về khả năng phi thường của đương đơn.

Tốt nhất bạn nên tìm một chuyên gia đứng đầu trong lĩnh vực để viết thư giới thiệu. Thông tin tổng quan về người viết thư tham chiếu có thể bao gồm:

  • Họ và tên
  • Chức danh
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Thành tựu nghiên cứu
  • Danh hiệu giải thưởng
  • Trình độ học vấn
  • Các ấn phẩm quan trọng, trích dẫn, bằng sáng chế hoặc những bằng chứng khác thể hiện tác động đáng kể đến lĩnh vực

Uy tín người giới thiệu có thể được chứng minh bằng các tài liệu bổ sung, ví dụ: đính kèm CV của người giới thiệu cùng thư tham chiếu.

Lời giới thiệu về người viết thư có thể được viết ngắn gọn như sau:

Ví dụ: Tôi là giáo sư và Phó chủ tịch tại [ Lĩnh vực, bộ phận] của trường đại học [tên trường]. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực….và là tác giả của hơn 200 bài báo về nhiều chủ đề, bên cạnh đó tôi còn sở hữu 50 bằng sáng chế của Hoa Kỳ. Hiện tại tôi công tác tại cơ quan….với tư cách là [chức vụ]. Trong khoảng thời gian làm việc, tôi đã nhận nhiều giải thưởng lớn như:…và từng được mời làm diễn giả tại các hội nghị ưu tú…

Mối quan hệ của người giới thiệu và người yêu cầu

Một phần khá quan trọng trong thư giới thiệu đó chính là nêu rõ mối quan hệ giữa người viết thư và đương đơn. 

Đối với những cá nhân chưa bao giờ làm việc với đương đơn thư giới thiệu của họ sẽ đáng tin cậy và khách quan hơn. Trong trường hợp này, lời giới thiệu về mối quan hệ có thể như sau:

Tôi chưa bao giờ làm việc với [tên đương đơn], chỉ biết đến anh ấy thông qua những nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực này.

Yếu tố này nhằm mục đích thuyết phục viên chức USCIS rằng đương đơn có tác động đáng kể trong lĩnh vực chuyên môn và được biết đến rộng rãi.

Người giới thiệu có thể giải thích chi tiết về nghiên cứu của đương đơn mà họ cảm thấy ấn tượng, ví dụ:

Tôi biết đến [tên đương đơn] vì những nghiên cứu tiên phong của anh ấy/cô ấy về giải pháp ABC, giải pháp này đã góp phần giải quyết vấn đề…hoặc phát triển về lĩnh vực…

Thể hiện rằng đương đơn đáp ứng yêu cầu EB-1A

Phần quan trọng nhất trong thư giới thiệu đó chính là nêu rõ năng lực của đương đơn. Trong phần này, người tham chiếu nên tập trung vào các yêu cầu cụ thể mà đương đơn cần chứng minh với viên chức USCIS để có thể đủ điều kiện diện EB-1A.

Ví dụ, đối với những đương đơn cần chứng minh những đóng góp trong nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực.

Đóng góp quan trọng đầu tiên của anh/chị [tên đương đơn] cho lĩnh vực XYZ là nghiên cứu các đặc tính cơ bản của tinh thể XYZ.

Nghiên cứu của [đương đơn] đã mở ra con đường phát hiện hiệu quả, chi phí thấp bằng cách sử dụng XYZ và chứng minh cách những vật liệu này có thể thay thế các máy dò ABC hiện đại.

[Đương đơn] đã cung cấp cho cộng đồng khoa học những khám phá và đột phá quan trọng. Anh/chị đã phát triển một công nghệ ABC ban đầu, cải thiện 12% hiệu suất của công nghệ trước đó. [mô tả chi tiết hơn]

Một ví dụ khác cho thấy đương đơn là người đánh giá công việc của những người khác trong lĩnh vực này .

Ví dụ trường hợp đương đơn là người đánh giá công việc của người của người khác trong lĩnh vực chuyên môn.

Vì những bước đột phá mà ông ( tên đương đơn) đã đóng góp trong lĩnh vực…,ông đã trở nên nổi tiếng với tư cách là nhà nghiên cứu xuất sắc.

Do đó, ông vinh dự được mời làm giám khảo, ban cố vấn của các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực. Ngoài ra ông cũng làm việc với tư cách là chuyên gia phản biện cho nhiều tạp chí khoa học hàng đầu, bao gồm…

Đây là những ví dụ ngắn gọn cho thấy việc khi viết thư giới thiệu người viết cần tập trung vào một số tiêu chí mà đương đơn có thể đáp ứng cho diện EB-1A. Người viết cũng cần giải thích chi tiết lý do đương đơn đáp ứng một số tiêu chí EB-1A nhất định.

Kết thúc thư

Ở cuối mỗi lá thư, người giới thiệu có thể tóm tắt ngắn gọn lý do tại sao đương đơn đủ tiêu chuẩn để định cư diện năng lực phi thường.

[Tên đương đơn]

Ông [tên đương đơn] là người tiên phong trong việc nghiên cứu ABC, góp phần mang lại nhiều tác động rất lớn trong nhiều lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, sản xuất năng lượng, công nghiệp và nền kinh tế. 

Bên cạnh đó, người viết thư có thể đưa ra những khuyến nghị cuối cùng: 

Do đó, những nghiên cứu của [tên đương đơn] sẽ có giá trị cao đối với Hoa Kỳ. Tôi rất vui được cung cấp khuyến nghị của tôi cho đơn xin nhập cư của [người bảo lãnh].

Kết thư tham chiếu EB1A

Thư giới thiệu có thể kết thúc bằng lời chào tạm biệt từ người viết thư, kèm theo chữ ký, tên, chức danh công việc, tổ chức và thông tin liên hệ của người giới thiệu.

Tiếp theo là chữ ký, tên, chức danh công việc, tổ chức và thông tin liên hệ của người giới thiệu.

Lời kết

Thư giới thiệu được sử dụng trong đơn bảo lãnh EB-1A là bằng chứng quan trọng chứng minh khả năng phi thường của đương đơn.

Hy vọng thông qua bài đăng này bạn sẽ có những ý tưởng viết thư giới thiệu với những dẫn chứng thuyết phục nhất.

Liên hệ Close
Đăng ký