Thủ tục nộp hồ sơ xin visa định cư có thể khác nhau tùy từng loại thị thực và quy định của Đại sứ quán (Lãnh sự quán Hoa Kỳ) ở quốc gia đó. Bước đầu tiên trong quy trình định cư là nộp đơn xin visa (thị thực), thời gian xử lý có thể mất từ khoảng 5 tháng đến vài năm tùy thuộc vào người bảo lãnh của bạn.
Khi đơn định cư được chấp thuận, bạn sẽ nhận được tài liệu hướng dẫn từ Lãnh sự quán về cách nộp hồ sơ. Hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn về cách thức và nơi nộp phí thị thực.
Hầu hết các văn phòng lãnh sự bên ngoài Hoa Kỳ không còn nhận đơn xin thị thực qua đường bưu điện, trừ khi người nộp đơn dưới 14 tuổi hoặc trên 79 tuổi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn địa điểm phù hợp ở giai đoạn sinh trắc học để tiết kiệm chi phí đi lại.
Xem thêm các bài viết:
3 cách để lấy thẻ xanh Mỹ an toàn và hợp pháp
Nộp đơn xin định cư
Sau giai đoạn tìm người bảo lãnh là quá trình nộp đơn xin thị thực nhập cư và một số giấy tờ tùy thuộc vào loại thị thực. Quá trình nộp hồ sơ định cư không hề đơn giản, nhiều đơn xin bị từ chối mỗi năm do mắc phải sai sót nhỏ trong bước chuẩn bị giấy tờ. Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ hồ sơ trước khi bạn nộp cho USCIS.
Hoặc liên hệ với luật sư tại US Direct IMM để được tư vấn miễn phí về hồ sơ định cư
Phỏng vấn và Tài liệu
Người xin thị thực trên 14 tuổi và dưới 79 tuổi phải phỏng vấn trực tiếp với viên chức lãnh sự. Thời gian chờ phỏng vấn xin thị thực nhập cư khác nhau tùy theo lãnh sự quán.
Kiểm tra thời gian chờ của bạn tại đây .
Để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, bạn cần đến đúng giờ, nếu trễ hẹn có thể sẽ bị hủy phỏng vấn.
Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp cho Lãnh sự Quán một số tài liệu sau khi đi phỏng vấn:
- Hộ chiếu
- Giấy khai sinh
- Giấy đăng ký kết hôn
- Ảnh thẻ
- Bằng chứng hỗ trợ tài chính
- Biểu mẫu từ USCIS thông báo cho bạn về việc đơn bảo lãnh đã được chấp thuận (Mẫu I-797)
- Hồ sơ quân sự
- Thư từ nhà tuyển dụng (nếu có)
- Bằng chứng về thu nhập, ví dụ: sao kê ngân hàng, quyền sở hữu tài sản, Giấy cam kết bảo trợ từ bên bảo lãnh của bạn, thu nhập từ tiền bản quyền/nhuận bút, v.v.
Bạn cũng được yêu cầu khám sức khỏe và mang theo tất cả hồ sơ tiêm chủng, biên lai thanh toán phí hồ sơ đến buổi phỏng vấn. Việc kiểm tra y tế phải được tiến hành bởi cơ sở y tế được chỉ định. Một số bước khi khám sức khỏe lấy thẻ xanh bao gồm: Xem xét bệnh sử, khám sức khỏe, chụp X-quang phổi và xét nghiệm máu để xem đương đơn có mắc bệnh giang mai hay không.
Đương đơn chịu trách nhiệm về chi phí, có thể dao động từ $100- $300 tùy thuộc vào lãnh sự quán.
Bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào cần cung cấp theo yêu cầu của Lãnh sự quán đều phải dịch sang tiếng Anh.
Để lấy được thẻ xanh Mỹ bạn cần trải qua nhiều bước.
Lấy thẻ xanh
Nếu mọi việc suôn sẻ và hồ sơ không bị đưa vào danh sách chờ, cuối cùng bạn sẽ nhận được thị thực nhập cư – thường là cùng ngày hoặc vài ngày sau cuộc phỏng vấn. Kể từ ngày nhà bảo lãnh thay mặt bạn nộp đơn bảo lãnh, bạn sẽ phải đợi từ sáu đến chín tháng để hoàn thành quy trình này.
Khi bạn đã nhận được thị thực, bạn phải nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong vòng sáu tháng. Lúc này, bạn sẽ được cấp thẻ thường trú nhân hay còn gọi là thẻ xanh.
Nếu bạn đang nộp đơn xin thẻ xanh ngay tại nước Mỹ và muốn đi du lịch nước ngoài trong khi chờ đợi, bạn cần xin Giấy thông hành. Nếu bạn ở nước ngoài hơn một năm mà không có giấy phép tái nhập cảnh từ USCIS hoặc xin quyền thường trú nhân ở một quốc gia khác, thẻ xanh của bạn sẽ bị hủy bỏ. Trong trường hợp này, bạn có thể nộp đơn xin thị thực tái nhập cảnh để chứng minh rằng bạn không có ý định từ bỏ quyền cư trú của mình khi rời Hoa Kỳ. Bạn nên tự làm quen với các quy tắc và quy định về thẻ xanh của mình để tránh mọi hiểu lầm hoặc các vấn đề liên quan đến việc nhập cư vào Mỹ.
Nếu đơn xin thẻ xanh của bạn bị từ chối, và bạn có bằng chứng chứng minh bạn không vi phạm pháp luật thì có thể kháng cáo. Tuy nhiên, kháng cáo nên được thực hiện với sự hỗ trợ của luật sư di trú.