Mỹ là đất nước có nền giáo dục hiện đại và tiên tiến nhất thế giới, do đó có không ít học sinh, sinh viên mong ước đến đất nước này để lĩnh hội những tinh hoa giáo dục nhằm phát triển năng lực bản thân. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ còn có nguyện vọng được ở lại Mỹ định cư và làm việc sau tốt nghiệp. Vậy làm thế nào để du học và định cư Mỹ?
Các kỳ thi tuyển dành cho du học sinh quốc tế muốn nhập học tại Mỹ
Để có thể nhập học vào một trường đại học ở Mỹ, bạn cần trải qua các kỳ thi tuyển như SAT, TOEFL, IELTS, GRE, GMAT. Trước khi tham gia vào kỳ thi này, bạn phải hoàn thành xong chương trình phổ thông (với điểm số 60%) và bằng cử nhân (với điểm số 50%).
Một số trường đại học sẽ xét điểm TOEFL đầu vào, trong khi đó một số khác lại xét duyệt IELTS. Để tham gia học tập tại Mỹ, bạn phải đạt tối thiểu 6.5 IELTS và 78 điểm TOEFL.
Giáo dục và Chi phí sinh hoạt
Học phí và chi phí sinh hoạt khi du học ở Mỹ có sự phân hóa giữa các thành phố, tiểu bang, trường cao đẳng và đại học.
Chi phí học tập dao động từ $5.000 – $50.000/ năm, chi phí sinh hoạt và chi tiêu giao động từ $8.000 – $12.000/năm.
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều có ký túc xá dành cho sinh viên.
Công việc bán thời gian cho du học sinh
Du học sinh đến Mỹ thường đi làm thêm để kiếm tiền và làm quen với môi trường sống. Công việc bán thời gian giúp sinh viên gặp gỡ và giao lưu với những người đang sinh sống tại Hoa Kỳ, từ đó có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa của quốc gia này.
Du học sinh có thể thử sức với một số công việc trong trường như giám sát thư viện, trợ giảng, hướng dẫn viên du lịch, gia sư, trợ lý phòng học vụ, hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn viên trường, trợ lý sản xuất, nhân viên pha chế,…Sinh viên có thể làm việc 20 giờ mỗi tuần.
Khả năng tài chính
Để theo đuổi việc học tại Mỹ, du học sinh cần chuẩn bị một số tiền kha khá trong tài khoản để có thể sống ở Mỹ trong vòng 1 năm. Tốt nhất bạn nên chứng minh được số tiền bạn sở hữu nhiều hơn 1.5 lần so với mức phí trên Đơn I-20. Đơn I-20 là tài liệu được cấp cho những sinh viên ứng tuyển thành công vào trường đại học ở Mỹ.
Việc được cấp I-20 giúp sinh viên hoàn thành hồ sơ xin visa du học và nhập cảnh vào Mỹ.
Làm việc và thường trú sau khi tốt nghiệp
Sinh viên diện F1 được phép làm việc tại Mỹ trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp với chương trình đào tạo thực hành. Đối với những sinh viên chuyên ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán), họ có thể gia hạn thêm 24 tháng, điều này có nghĩa là sinh viên ngành STEM có thể ở lại Mỹ làm việc trong vòng 3 năm sau khi tốt nghiệp.
Chi phí giáo dục ở Mỹ
Giấc mơ Mỹ là từ dùng để mô tả sự tuyệt vời của các phúc lợi và môi trường sống đầy hứa hẹn của nước Mỹ, trong đó giáo dục có một vai trò không nhỏ trong việc đưa người nước ngoài tiếp nhận được nguồn kiến thức phong phú từ cường quốc này.
Tuy nhiên, du học Mỹ không hoàn toàn là màu hồng. Để có thể sống tại Mỹ với tư cách là du học sinh, bạn cần chuẩn bị hành trang và kế hoạch kỹ lưỡng. Trong đó, chi phí là một trong những vấn đề cốt lõi, khi nền kinh tế quốc gia có nhiều biến động, du học sinh Mỹ cần chuẩn bị đủ một khoản tiền tối thiểu để có thể tồn tại ở Mỹ.
Với những nghiên cứu, khảo sát về chi phí ước tính của một du học sinh khi học tập tại Mỹ, US Direct IMM sẽ giúp bạn hình dung các khoản chi tiêu cho 1 năm theo học tại Mỹ.
Học phí
Học phí là khoản chi tiêu chính mà sinh viên cần phải chi trả và có thể là khoản chi cao nhất. Mức học phí phần lớn sẽ phụ thuộc vào khóa học và trường mà bạn theo học, hoặc tùy vào khoản học bổng mà bạn được nhận.
Bên cạnh đó, phân loại trường đại học công và tư cũng quyết định mức học phí mà du học sinh sẽ chi trả. Đại học công lập thường rẻ hơn so với đại học tư nhân, nhưng chỉ tiêu đầu vào khắt khe hơn. Học phí trung bình ở Mỹ dao động từ $8.000 đến $55.000 mỗi năm, cụ thể học phí sẽ có sự khác nhau giữa các bậc học (dưới đây chỉ là con số ước tính):
- Đại học ($20.000 – $40.000)
- Cao học ($20.000 – $45.000)
- Tiến sĩ ($28.000 – $55.000)
Học phí tại Mỹ tương tự hầu hết các quốc gia, một số chuyên ngành rẻ nhất gồm lĩnh vực nhân văn và giáo dục. Đối với các khóa học chuyên ngành kỹ thuật, y khoa thì mức học phí tương đối cao, riêng ngành MBA là đắt nhất.
Để tiết kiệm chi phí học tập, bạn nên tìm hiểu các chương trình săn học bổng, có thể bạn sẽ có cơ hội dành được 1 suất.
Chi phí visa
Để xin visa diện F1, bạn nên tham khảo ý kiến của một số chuyên gia để hoàn thành bộ hồ sơ du học Mỹ. Chi phí xin visa tùy thuộc vào quy định của chính phủ.
Chi phí chỗ ở
Bạn nên lựa chọn các cơ sở lưu trú trong khuôn viên trường. Những cơ sở này không chỉ có giá cả phải chăng mà còn giúp bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ với sinh viên quốc tế và bản địa. Bên cạnh đó ở trong khuôn viên trường, bạn có thể tham gia các khóa học nhằm nâng cao kỹ năng.
Thách thức duy nhất dành cho bạn là không phải ai cũng có thể ở trong các khu ký túc xá, hội đồng nhà trường sẽ xét duyệt dựa vào điểm số.
Nếu bạn muốn ở bên ngoài, bạn nên thuê một căn hộ và tìm bạn bè cùng chung sống (thường là chung trường hoặc cùng dân tộc) để giảm bớt áp lực về chi phí sinh hoạt.
Cho dù ở trong hay ngoài khuôn viên trường thì nhà trường vẫn sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm chỗ ở, chi phí ăn ở có sự khác nhau tùy từng khu vực, dao động trung bình từ $6.000-$14.000 mỗi năm.
Chi phí sinh hoạt
Chi phí sinh hoạt bao gồm các khoản chi tiêu như thực phẩm, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân, các hoạt động xã hội, v.v. Để không bị thâm hụt chi tiêu, bạn nên lập quỹ ngân sách và ghi lại các khoản chi phí sẽ trang trải.
Chi phí sinh hoạt của một sinh viên thường dao động khoảng $10.000 – $20.000 mỗi năm.
- Thức ăn và đồ uống ($2.500)
- Quần áo ($500)
- Sách và Văn phòng phẩm ($500 – $1.000)
- Chi phí đi lại ($500 – $1.200)
- Khác ($2.000)
Chi phí đi lại
Khi bạn di chuyển bên trong nước Mỹ, sẽ có các tuyến vận chuyển bao gồm cự ly ngắn (tàu hỏa địa phương, xe buýt, taxi, tàu điện ngầm) và đường dài (xe khách, đường sắt và hàng không). Giải pháp tiết kiệm nhất khi vận chuyển đường ngắn là mua vé tháng.
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là bắt buộc, vì vậy bạn nhất định phải chuẩn bị chi phí cho khoản này. Nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ đã khởi xướng các chương trình bảo hiểm y tế toàn diện cho sinh viên quốc tế trong toàn bộ khóa học. Tuy nhiên, đối với một số trường không cung cấp bảo hiểm, sinh viên phải mua từ các công ty tư nhân. Theo Hiệp hội Y tế Đại học Hoa Kỳ, bảo hiểm y tế sinh viên dao động từ $1.500 đến $2.500 mỗi năm.
Tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Cuối cùng và không kém phần quan trọng đối với mỗi du học sinh đó là tìm kiếm việc làm tại Mỹ sau tốt nghiệp.
Đối với những sinh viên có nguyện vọng ở lại Mỹ làm việc sau du học, thì việc tìm kiếm nhà tuyển dụng đồng ý bảo lãnh là điều cần thiết. Về nguyên tắc, visa F1 không cho phép sinh viên ở lại Mỹ, nhiều sinh viên phải quay về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ không cấm sinh viên tiến hành làm hồ sơ xin thẻ xanh. Do đó, bạn vẫn có thể ở lại Mỹ định cư theo diện làm việc.
Diện EB2 và EB3 được thiết kế dành riêng cho những người có trình độ từ Cử nhân trở lên. Các đối tượng này có thể làm hồ sơ định cư Mỹ dựa trên sự bảo lãnh của nhà tuyển dụng. Hai diện này không chỉ tạo điều kiện cho du học sinh quốc tế ở lại làm việc mà còn có thể lấy thẻ xanh vĩnh viễn.
Theo quy định của chính phủ Mỹ, để định cư diện EB2 hoặc EB3 với sự bảo lãnh việc làm của nhà tuyển dụng, bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nhận được lời mời làm việc từ nhà tuyển dụng Mỹ (liên hệ với US Direct IMM để được hỗ trợ tìm việc)
- Sở hữu bằng Cử nhân, Thạc sĩ , Tiến sĩ (đối với diện EB2 Advanced Degree, cử nhân cần có 5 năm kinh nghiệm liên quan chuyên ngành đã học)
- Công việc bạn đảm nhiệm phải phù hợp với chuyên ngành đã học tại Mỹ.
US Direct IMM là đơn vị kết nối tuyển dụng trên toàn nước Mỹ nhằm giúp người Việt có cơ hội làm việc và lấy thẻ xanh. Chúng tôi có thể giúp bạn tìm kiếm công việc phù hợp năng lực.
Nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội của mình, đừng quên liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo số điện thoại 028 5411 3131 để được tư vấn thêm về quy trình định cư sau tốt nghiệp.