Kể từ năm 1990, phân loại thị thực dành cho Giám đốc hoặc Nhà điều hành đa quốc gia sẽ là thị thực riêng biệt. Thị thực này được gọi là EB1C, người sở hữu visa có thể đến Mỹ lấy Thẻ xanh vĩnh viễn. Để đủ điều kiện, đương đơn phải có lời mời làm việc lâu dài ở vị trí quản lý hoặc điều hành cho một nhà tuyển dụng đủ tiêu chuẩn tại Mỹ.
Cùng tìm hiểu thêm thông tin về visa EB1C cùng với US Direct IMM.

Tổng quan về chương trình định cư Mỹ diện EB1C
Kể từ năm 1990, phân loại thị thực dành cho Giám đốc hoặc Nhà điều hành đa quốc gia sẽ là thị thực riêng biệt. Thị thực này được gọi là EB1C, người sở hữu visa có thể đến Mỹ lấy Thẻ xanh vĩnh viễn. Để đủ điều kiện, đương đơn phải có lời mời làm việc lâu dài ở vị trí quản lý hoặc điều hành cho một nhà tuyển dụng đủ tiêu chuẩn tại Mỹ. Bên cạnh đó, họ phải đáp ứng điều kiện đã làm việc cho công ty này ở nước ngoài ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm trước thời điểm nộp hồ sơ.
Quá trình xin visa EB1C
Để bắt đầu quá trình xin visa EB1C, người sử dụng lao động Mỹ sẽ thay mặt đương đơn nộp Đơn xin Nhập cư dành cho Lao động nước ngoài (I-140). EB1C là loại visa không cần trải qua bước xin Chứng chỉ Lao động (LC).
Điều kiện cho người sử dụng lao động: Họ phải kinh doanh tại Mỹ ít nhất 1 năm trước thời điểm nộp đơn xin nhập cư cho nhà quản lý, giám đốc điều hành. Yêu cầu này có sự khác biệt so với visa L-1, đó là chỉ có thể được cấp trong điều kiện công ty đã có hoạt động kinh doanh ở Mỹ trước đó, đối với những công ty đến Mỹ để thành lập văn phòng mới thì không được phê duyệt.
Người sử dụng lao động Mỹ cũng cần chứng minh người thụ hưởng đang được thuê làm việc với tư cách là nhà quản lý, nhà điều hành. Trong đó, năng lực quản lý bao gồm trách nhiệm quản lý nhân sự và các chức năng trong bộ máy công ty. Còn đối với năng lực điều hành chủ yếu tập trung vào vị trí của một người trong tổ chức.
Người sử dụng lao động Mỹ phải chứng minh rằng họ và các tổ chức liên quan ở Việt Nam đạt được điều kiện sau:
- Duy trì một mối quan hệ đủ điều kiện; và
- Cả hai đều đang tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, họ cần có các tài liệu chứng minh họ đã tích cực hoạt động ít nhất 1 năm và có khả năng trả lương cho người thụ hưởng.
Yêu cầu đối với công ty bảo lãnh
Khi một công ty đa quốc gia muốn chuyển một cá nhân đến Mỹ làm việc với tư cách là nhà quản lý, giám đốc điều hành, thì phải có mối quan hệ đủ điều kiện giữa công ty tại Việt Nam và công ty Mỹ. Cụ thể, hai công ty này cần có mối quan hệ là chi nhánh, công ty mẹ, công ty con.
Nhằm chứng minh mối quan hệ đủ điều kiện theo quy định, công ty bảo lãnh cần cung cấp bằng chứng công ty tại Việt Nam và công ty Mỹ cùng là một chủ lao động. Để xác minh, viên chức di trú cần kiểm tra các yếu tố về quyền sở hữu và kiểm soát để xác định giữa hai công ty có tồn tại mối quan hệ đủ điều kiện theo quy định của loại thị thực này hay không.
- Quyền sở hữu của loại thị thực này được đề cập đến là quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tài sản công ty.
- Quyền kiểm soát có nghĩa là quyền và thẩm quyền hợp pháp trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ đạo việc thành lập, quản lý và vận hành công ty.
Trong trường hợp công ty chứng minh quyền kiểm soát giữa hai công ty thông qua việc sở hữu các phiếu đại diện thì họ cần chứng minh rằng các phiếu này không được hủy bỏ kể từ thời điểm nộp đơn đến khi xét duyệt. Bên cạnh đó, họ cần có bằng chứng rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi người thụ hưởng trở thành thường trú nhân hợp pháp.
Điều kiện dành cho công ty
1. Công ty con và Công ty mẹ
Thuật ngữ công ty con có nghĩa là những công ty, tập đoàn hoặc các pháp nhân khác mà công ty mẹ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp, cổ phần có thể tính như sau:
- Công ty mẹ sở hữu hơn một nửa (hoặc một nửa) công ty và có quyền kiểm soát công ty;
- Công ty mẹ sở hữu 50% cổ phần trong một liên doanh có tỷ lệ góp vốn 50-50 và có quyền kiểm soát và phủ quyết ngang nhau đối với các hoạt động liên doanh đó; hoặc
- Công ty mẹ sở hữu ít hơn một nửa cổ phần công ty con, nhưng nắm quyền kiểm soát.
Không có quy định nào nêu rõ định nghĩa cho thuật ngữ công ty mẹ, tuy nhiên nó có thể hiểu là chủ sở hữu của một công ty con.
2. Công ty liên kết
Đối với định nghĩa dành cho công ty liên kết, sẽ có 3 loại mối quan hệ đủ điều kiện:
- Công ty ở Mỹ và công ty tại Việt Nam đều được sở hữu và kiểm soát bởi một tổ chức hoặc công ty mẹ.
- Một trong 2 công ty được sở hữu và kiểm soát bởi một nhóm cổ đông, mỗi cổ đông có cổ phần và quyền kiểm soát xấp xỉ nhau.
3.Công ty sở hữu độc quyền
Sở hữu độc quyền được hiểu là một cá nhân có quyền sở hữu tất cả tài sản, chịu tất cả các khoản nợ và điều hành công việc kinh doanh với tư cách cá nhân.
Công ty được sở hữu dưới tư cách độc quyền không tồn tại như chủ thể kinh doanh nhưng là nắm quyền sở hữu cá nhân. Với tư cách này thì chủ sở hữu không được quyền nộp hồ sơ xin visa EB1C, vì như vậy sẽ được xem là tự bảo lãnh không hợp pháp.
4. Kinh doanh
Hoạt động kinh doanh có nghĩa là một tổ chức đủ điều kiện thực hiện cung cấp các loại hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống (hoặc có thể bao gồm cả hai hình thức). Hoạt động kinh doanh không chỉ đơn thuần là sự hiện diện của một đại lý hoặc văn phòng của tổ chức đủ điều kiện ở Hoa Kỳ và nước ngoài.
Chủ lao động nước ngoài phải tiếp tục kinh doanh
Cả người sử dụng lao động Hoa Kỳ và ít nhất một tổ chức đủ điều kiện ở nước ngoài phải tiếp tục hoạt động kinh doanh cho đến thời điểm đương đơn được cấp thị thực hoặc được phê duyệt điều chỉnh tình trạng cư trú.
Nếu như người sử dụng lao động ngừng kinh doanh tại Việt Nam hoặc chuyển hẳn sang Mỹ trước thời điểm đương đơn được phê duyệt Thẻ xanh, đương đơn không còn đủ điều kiện để được cấp visa diện EB1C (Giám đốc điều hành hoặc Nhà quản lý đa quốc gia)
Người sử dụng lao động Hoa Kỳ phải kinh doanh ít nhất 1 năm
Người sử dụng lao động Hoa Kỳ phải tích cực hoạt động kinh doanh ít nhất 1 năm tính tại thời điểm nộp đơn bảo lãnh. Vì vậy, một tổ chức tồn tại ở Hoa Kỳ trong thời gian hơn 1 năm nhưng không tham gia vào việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ liên tục trong ít nhất 1 năm, thì tổ chức đó không đủ điều kiện để nộp đơn bảo lãnh cho các giám đốc điều hành hoặc quản lý đa quốc gia.
Yêu cầu đối với đương đơn
1. Năng lực quản lý
Định nghĩa về “năng lực quản lý” bao gồm cả “người quản lý nhân sự” và “người quản lý chức năng”.
Đối với những cá nhân có nhiệm vụ quản lý nhân sự, năng lực quản lý có nghĩa là đương đơn sẽ có những nhiệm vụ chủ yếu:
- Quản lý tổ chức, phòng ban, bộ phận, chức năng hoặc thành phần của tổ chức;
- Giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên giám sát, chuyên gia hoặc quản lý khác;
- Có quyền thuê và sa thải hoặc đề xuất thuê, sa thải và có quyền quyết định trong bộ máy nhân sự như thăng chức, cho nghỉ việc đối với những nhân viên được giám sát trực tiếp.
- Thực hiện quyền quyết định đối với các hoạt động hàng ngày của nhân viên.
2. Người quản lý chức năng
Người quản lý chức năng không có nhiệm vụ kiểm soát, giám sát công việc của nhân viên cấp dưới mà họ chủ yếu chịu trách nhiệm chính về quản lý một chức năng thiết yếu trong tổ chức.
Trong trường hợp này, đương đơn đủ điều kiện cho diện EB1C nếu họ có vai trò quản lý hoặc chỉ đạo việc quản lý một chức năng của tổ chức, kể cả khi họ không trực tiếp giám sát nhân viên.
Khi đề cập đến vị trí nhà quản lý chức năng, thì năng lực quản lý của họ sẽ bao gồm:
- Quản lý tổ chức hoặc một bộ phận, chức năng hoặc thành phần của tổ chức;
- Quản lý một chức năng thiết yếu trong tổ chức;
- Thực hiện quyền quyết định đối với các hoạt động hàng ngày của tổ chức
3. Năng lực điều hành
Định nghĩa theo luật định của thuật ngữ “năng lực điều hành” tập trung vào vị trí của một người ở trong tổ chức. Trong đó vai trò của họ có thể bao gồm:
- Chỉ đạo việc quản lý tổ chức , một thành phần hoặc chức năng chính của tổ chức;
- Thiết lập các mục tiêu và chính sách của tổ chức,
- Có quyết định tùy ý rộng rãi trong tổ chức,
- Chỉ nhận được sự giám sát hoặc chỉ đạo chung từ các giám đốc điều hành cấp cao hơn, hội đồng quản trị hoặc các cổ đông của tổ chức.
Trường hợp chuyển diện từ visa L-1A sang visa EB1C
Đối với những cá nhân đã sở hữu visa không định cư L-1A dành cho nhà quản lý, giám đốc điều hành đa quốc gia muốn nộp hồ sơ xin visa EB-1C. Mặc dù đây có thể một lựa chọn phù hợp tuy nhiên thực tế khi đã được phê duyệt L-1A không có nghĩa là tỉ lệ phê duyệt EB-1C là tuyệt đối nếu như không có tài liệu hỗ trợ đủ thuyết phục. Hồ sơ L-1A và EB-1C hoàn toàn riêng biệt và độc lập, viên chức phải xử lý hồ sơ theo quy định của luật nhập cư.
Nếu như bạn đang sở hữu visa không định cư diện L-1A và muốn xin chuyển diện định cư EB-1C, bạn có thể liên hệ với chuyên gia di trú tại US Direct IMM để được tư vấn cụ thể, cũng như các giải pháp cho hồ sơ của bạn, tăng tỉ lệ xin thị thực thành công.