Tổng hợp các loại thủ tục và hành lý cần chuẩn bị để định cư Mỹ

date 23/03/2021
date 3059

Sau khi được duyệt hồ sơ xin thẻ xanh, bạn cần chuẩn bị hành lý gì để đi định cư Mỹ? Bạn cần dịch các loại tài liệu nào để mang qua Mỹ.

Bài viết dưới đây gợi ý cho bạn kinh nghiệm mang hành lý đi Mỹ giúp bạn và cả gia đình đến Mỹ định cư suôn sẻ hơn.

Chuẩn bị cho chuyến hành trình đến Mỹ

Bạn đã được phê duyệt hồ sơ xin thẻ xanh và bắt đầu kế hoạch sang Mỹ. Trước hết, bạn cần chuẩn bị cho cả gia đình những hành trang cần thiết và đầy đủ nhất để bắt đầu một cuộc sống ở Mỹ:

  • Sắp xếp chỗ ở cho bạn (và cả gia đình) tại Mỹ.
  • Tập hợp toàn bộ giấy tờ cá nhân, hồ sơ quan trọng và dịch qua tiếng Anh.
  • Chuẩn bị kỹ năng tiếng Anh để giao tiếp trong công việc và cuộc sống.

Bạn có thể sống ở Mỹ nếu không biết tiếng Anh?

Nếu bạn gặp khó khăn trong giao tiếp tiếng Anh, bạn có thể sống ở Mỹ không? Thực tế khi định cư tại Mỹ, bạn không bắt buộc phải nói được tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nói và hiểu tiếng Anh ở một mức độ nhất định thì đây lại là lợi thế giúp bạn dễ dàng có một cuộc sống linh hoạt tại Mỹ. 

Nếu công việc của bạn đòi hỏi kỹ năng tiếng Anh, bạn nên bắt đầu trau dồi ngôn ngữ này trước khi sang Mỹ.

Trẻ em

Trẻ em dễ dàng tiếp thu tiếng Anh khi tham gia học tập tại các trường học, bên cạnh đó các khóa học hỗ trợ đặc biệt của tiểu bang cũng giúp các em học tiếng Anh suôn sẻ hơn. Nhiều trẻ em cũng có thể tham gia khóa học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai (ESL).

Những học sinh đã có kỹ năng tiếng Anh ở mức độ nhất định có thể ghi danh vào trường công lập và được hỗ trợ thêm bởi chính sách giáo dục tiểu bang. 

Người lớn

Đối với người không có kỹ năng tiếng Anh có thể đăng ký học các khóa tiếng Anh ESL. Bạn cũng có thể tham gia học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo được nhà nước hỗ trợ, các trung tâm giáo dục dành cho người lớn hoặc trung tâm ngoại ngữ tư nhân.

Các cá nhân tham gia giảng dạy tại khóa học ESL thường là tình nguyện viên đến từ khu vực lân cận, bạn không những được quyền học tập mà còn có cơ hội kết bạn, giao lưu. Chi phí để chi trả cho các khóa học này thường rất thấp, thậm chí miễn phí.

Bạn cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây, và dịch sang tiếng Anh trước khi sang Mỹ để không gặp phải gặp rắc rối liên quan đến giấy tờ:

  • Căn cước công dân và hộ chiếu.
  • Giấy khai sinh bản quốc tế (bằng tiếng Anh) cho cả bạn và các thành viên  gia đình.
  • Bản chính Giấy đăng ký kết hôn hoặc Quyết định ly hôn.
  • Văn bản xác nhận quyền nuôi con và bản dịch tiếng Anh (đối với những người là bố hoặc mẹ đơn thân)
  • Bản khai thuế và các giấy tờ tài chính quan trọng.
  • Giấy tờ ngân hàng bao gồm thẻ ngân hàng, số tài khoản và thông tin chuyển khoản (nếu bạn chưa đóng tài khoản ngân hàng ở Việt Nam).
  • Hồ sơ xin việc (CV, thư xin việc)
  • Bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
  • Sổ khám bệnh và tiêm chủng đủ các loại vắc xin theo yêu cầu cho tất cả  thành viên trong gia đình.
  • Hợp đồng lao động hoặc kết quả phỏng vấn việc làm (nếu có)
  • Giấy phép lái xe (nên có giấy phép lái xe quốc tế)

Lời khuyên: Bạn nên làm nhiều bản cho mỗi loại giấy tờ. Vì đây là các loại giấy tờ rất quan trọng, do đó cần giữ thật cẩn thận bên mình, đề phòng trường hợp bị mất hành lý.

Đến Mỹ

Bạn không thể mang tất cả mọi thứ sang Mỹ, do đó điều quan trọng nhất là bạn cần hệ thống được tất cả những thứ cần thiết mà bạn nên mang qua Mỹ.

Thiết bị điện và nội thất

Các thiết bị điện, điện tử và tiêu chuẩn điện áp ở Mỹ không giống tại Việt Nam. Do đó, việc mang các thiết bị điện, điện tử ở Việt Nam qua Mỹ đôi khi là một bất tiện. Bạn có thể phải chịu tốn kém hơn nếu chúng bị hỏng hóc do một số linh kiện thay thế không có sẵn ở Hoa Kỳ. 

Ngoài việc tránh cho hành lý bị quá tải, bạn nên bỏ lại hoặc thanh lý các đồ  gia dụng vì bất kỳ ngôi nhà nào ở Mỹ cũng đều lắp đặt sẵn các thiết bị điện cho người thuê nhà.

Tuy nhiên, bạn có thể mang điện thoại, máy tính xách tay mà không bị ảnh hưởng.

Xe hơi

Nếu đưa xe hơi qua Mỹ, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề rắc rối:

  • Phí vận chuyển cao
  • Không đạt tiêu chuẩn an toàn, chống trộm và tiêu chuẩn khí thải của Mỹ
  • Chi phí nhập khẩu qua Hải quan Hoa Kỳ đắt đỏ
  • Theo quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sàn xe phải được  vệ sinh kỹ lưỡng bằng chất tẩy rửa hơi nước đặc biệt
  • Nếu không đạt yêu cầu, xe có thể phải được sửa chữa thay thế, gửi trả hoặc bị phá hủy

Thú cưng

Bạn hoàn toàn có thể mang theo thú cưng qua Mỹ, tuy nhiên cần hoàn thành những thủ tục bắt buộc khi muốn mang vật nuôi sang Mỹ. Đối với những động vật 4 chân như chó mèo, chúng cần có chứng nhận sức khỏe bằng tiếng Anh từ bác sĩ thú ý trong vòng 30 ngày.

Sắp xếp chỗ ở tại Mỹ

Nếu bạn không có bất cứ người thân hay bạn bè để có thể xin tạm trú thì điều đầu tiên bạn nên làm là sắp xếp một nơi ở cho cả gia đình khi qua Mỹ định cư. Bạn cần mua hoặc thuê một ngôi nhà trước khi bạn đến đây. Đừng quá lo lắng nếu chưa kịp thuê nhà trong thời điểm này vì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các căn hộ cho thuê với giá cả phải chăng ở Mỹ. Tuy nhiên, giá cả cũng có một chút chênh lệch tùy vào địa phương mà bạn sinh sống.

Trong khoảng thời gian ban đầu, bạn chỉ nên thuê nhà ngắn hạn theo tháng thay vì hợp đồng dài hạn theo năm. Như vậy, sau này bạn có thể dễ dàng chuyển tới địa điểm sống mà bạn thấy thích hợp hơn cho gia đình mình.

Hoặc trong trường hợp bạn không kịp thuê nhà, bạn vẫn có thể thuê khách sạn. Rất nhiều khách sạn có chính sách giảm giá cho bạn nếu ở dài hạn. 

Đến Mỹ định cư

Ngay sau khi đặt chân đến Mỹ, bạn có một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu công việc và cuộc sống mới tại Mỹ. Bạn nên dùng khoảng thời gian này để khám phá khu vực mình sinh sống và hoàn thành những thủ tục pháp lý tại địa phương.

Dưới đây là những thứ bạn nên chuẩn bị để có cuộc sống mới tại Mỹ:

  • Thẻ an sinh xã hội
  • Giấy phép lái xe
  • Thẻ ngân hàng
  • Lịch sử tín dụng
  • Bảo hiểm y tế
  • Kế hoạch hưu trí
  • Nhà ở/nơi ở tạm trú

Thẻ an sinh xã hội

Làm thẻ An sinh Xã hội là một việc bạn nên ưu tiên hàng đầu khi đến Mỹ. Thẻ an sinh xã hội chính là căn cước của thường trú nhân. Và nếu không có thẻ này, bạn không thể làm việc cũng như mở tài khoản ngân hàng ở Mỹ.

Để đăng ký thẻ an sinh xã hội, bạn cần có:

  • Hộ chiếu
  • Thẻ Thường trú nhân hợp pháp (Thẻ xanh có đóng dấu I-551)
  • Giấy khai sinh

Bạn sẽ nhận được thẻ an sinh xã hội sau 2 tuần đăng ký.

Giấy phép lái xe tại Mỹ

Tùy thuộc vào quy định của từng tiểu bang, bạn có thể sử dụng giấy phép lái xe ở Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. 

Tuy nhiên, bạn cần thi bằng lái xe để có thể dễ dàng di chuyển đến bất kỳ đâu trên nước Mỹ. Để sở hữu một tấm bằng lái, bạn cần thi lý thuyết và thực hành với quy định thi sát hạch riêng biệt theo từng bang.

Bảo hiểm y tế ở Mỹ

Tại Hoa Kỳ, chăm sóc sức khỏe là một hệ thống kết hợp giữa bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm do nhà nước tài trợ. Bạn có thể so sánh giá cả và tìm kiếm gói bảo hiểm y tế tư nhân trên Thị trường Bảo hiểm Y tế. 

Medicare và Medicaid là hai chương trình bảo hiểm y tế do liên bang tài trợ dành cho một số nhóm người nhất định:

MEDICARE

Medicare là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang quản lý dành cho người Mỹ trên 65 tuổi cũng như những người khuyết tật hoặc bệnh thận giai đoạn cuối. Chương trình được tài trợ thuế, phí bảo hiểm, v.v. Điều kiện sử dụng bao gồm: Công dân Mỹ lớn tuổi hoặc người nước ngoài có thị thực làm việc hoặc thường trú nhân đã đóng phí bảo hiểm Medicare ít nhất 10 năm vào hệ thống.

MEDICAID

Medicaid là chương trình bảo hiểm y tế dành cho những cư dân có thu nhập thấp bao gồm gia đình có con nhỏ, phụ nữ mang thai và người tàn tật. Chương trình này được tài trợ bởi chính phủ liên bang và tiểu bang.

Khoảng một phần ba tổng số người Mỹ có bảo hiểm y tế từ chương trình Medicare hoặc Medicaid. Khi tham gia bảo hiểm y tế, bạn có thể khám bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế với chi phí thấp hoặc miễn phí.

Kế hoạch nghỉ hưu ở Mỹ

Hệ thống hưu trí của Mỹ được gọi là An sinh Xã hội với tên chính thức là “Chương trình bảo hiểm tuổi già và người khuyết tật” (OASDI). 

Sau khoảng thời gian làm việc ở Mỹ ít nhất 10 năm, bạn sẽ đủ điều kiện nhận  phúc lợi an sinh xã hội tại Mỹ, với điều kiện bạn phải đóng tiền vào quỹ An sinh xã hội Mỹ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đăng ký quỹ hưu trí tư nhân. 

Thông thường, tuổi nghỉ hưu của những người sinh sau năm 1960 là 67 tuổi, tuy nhiên có người vẫn tiếp tục làm việc ở độ tuổi này. 

Mở tài khoản ngân hàng ở Mỹ 

Sau khi đến Mỹ, bạn nên mở tài khoản tại ngân hàng càng sớm càng tốt. Việc này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã có Thẻ an sinh xã hội. 

Bạn nên xem ngân hàng nào có tỷ giá tốt nhất hoặc gần bạn nhất và đặt lịch hẹn với nhân viên ngân hàng để làm thẻ.

Ngân hàng ở Mỹ thực sự không quá khác biệt so với ngân hàng khác trên thế giới, các dịch vụ mở tài khoản cũng bao gồm: tài khoản tiết kiệm, séc hoặc tài khoản kinh doanh. 

Sau khi gọi điện và đặt lịch hẹn với nhân viên ngân hàng, họ sẽ tư vấn cho bạn các loại giấy tờ cần chuẩn bị. Thông thường bạn nên chuẩn bị trước một số giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu, bằng lái xe bằng tiếng Anh hoặc giấy tờ tùy thân có hình khác
  • Thẻ xanh (Giấy phép cư trú hợp pháp)
  • Địa chỉ gửi thư ở Hoa Kỳ (thẻ ngân hàng của bạn và tất cả thông tin khác sẽ được gửi đến địa chỉ này)
  • Số điện thoại và địa chỉ email để liên hệ với bạn
  • Thẻ an sinh xã hội
  • 100 đến 200 đô la Mỹ để mở tài khoản (tốt nhất bạn nên mang theo đô la Mỹ vì nhiều ngân hàng không thu đổi ngoại tệ sang USD)

Lịch sử tín dụng

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, bạn có thể bắt đầu xây dựng lịch sử tín dụng.

Vậy, lịch sử tín dụng là gì? 

Lịch sử tín dụng được hiểu nôm na là hồ sơ thể hiện năng lực tài chính trong quá khứ của bạn. Khi bạn muốn mua bất cứ món đồ giá trị nào như xe, nhà hoặc thực hiện một khoản đầu tư lớn, ngân hàng sẽ xem xét lịch sử tín dụng để đánh giá khả năng chi trả của bạn trong tương lai.

Lịch sử tín dụng dựa trên các tiêu chí sau:

Nếu bạn thanh toán đầy đủ và đúng hạn các hóa đơn qua thẻ tín dụng của mình vào cuối tháng, bạn được xem là có lịch sử tín dụng tốt. Ngược lại, việc chi trả các khoản tiền trễ hạn hoặc không thanh toán thì lịch sử tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

 

Liên hệ Close
Đăng ký